

Sự hấp tấp đã suýt hại… SOLSE và tôi
Bài dự thi Sẻ chia kỷ niệm ĐẦU TIÊN khi ‘gặp gỡ’ Phô mai Hun khói SOLSE
“Mày mà không thay đổi cái tính hấp tấp đi, thì rồi sẽ gặp nhiều bất lợi đấy!”, mẹ tôi thường quát lên như thế, mỗi khi chứng kiến sự hấp tấp khiến tôi làm hỏng điều gì đó trong nhà.
Thực ra… nói là thế, nhưng nó như một cố tật rồi. Người ta vẫn chẳng bảo, bệnh có thể chữa, chứ tật thì… khó sửa lắm đó sao?
Rồi tôi ra trường, đi làm, gặp bao phen khốn khổ vì cái tật hấp tấp của mình.
Lần thì hấp tấp đưa ra lựa chọn khuyến mãi quá sớm cho khách, khiến họ chốt hợp đồng giá trị nhỏ hơn so với mức kỳ vọng.
Lần thì hấp tấp đặt tiệc sinh nhật cho sếp ở chỗ sếp chưa duyệt, khiến cả buổi, mặt sếp “xịt keo” cứng ngắc…
Nói chung, mọi thứ sẽ dễ dàng với tôi hơn, nếu tôi có thể sửa được cái tật hấp tấp của mình.
Một ngày, tôi nhớ là vào khoảng những năm 2015 hay 2016 gì, tôi trở về nhà sau ngày làm việc căng thẳng. Lúc đó là tầm gần 6 giờ chiều, mẹ tôi đang chuẩn bị bữa tối cho cả nhà.
Bà cầm một món gì đó rất lạ, nhưng mà cũng… rất quen. Lạ là vì nhà tôi chưa từng ăn thứ này trước đây. Còn quen là tôi đã nhìn thấy món đó ở những nơi khác rồi.
Vâng, thứ “lạ mà quen” đó chính là Phô mai Hun khói SOLSE.
Lúc thấy mẹ cầm cuộn SOLSE, tôi khá thích thú với hình dạng xoắn sợi ấy. Khi đó, tôi “ngố” tới nỗi không liên tưởng được đấy là hình bím tóc con gái, mà chỉ thấy đơn giản là nó “xoắn xoắn” thú vị thôi.
Và rồi… như thường lệ, tính hấp tấp của tôi trỗi dậy. Chỉ chờ mẹ vừa mới tách các sợi phô mai ra khỏi cuộn, tôi đã cầm lên, cho luôn 3 sợi to tướng vào miệng cắn.
Ôi, trời ơi!
Cái “kỷ niệm đầu tiên” đó sao mà không thể quên nổi! Vì nó… ấn tượng quá! Vâng, ấn tượng vì nó… mặn, khi trong miệng tôi là 3 miếng phô mai hun khói to tướng.
Tôi vừa nhai trếu tráo để cố nuốt cho nhanh, vừa nhăn nhó mặt mày, ý như trách mẹ mua “nhầm” thì phải. Ngược lại, mẹ tôi có vẻ khoái chí, như kiểu đã “dạy” tôi thêm lần nữa về cái tật hấp tấp.
Dù đã nuốt xong rồi, tôi vẫn không chịu tin rằng, đồ ăn lại có loại mặn như thế, nên phải cầm bao bì sản phẩm lên “kiểm tra” xem, có đúng là “còn hạn dùng không”, “hàng chuẩn không”.
Mọi thứ đều chuẩn, còn mẹ tôi thì cười phá lên khi chứng kiến khuôn mặt nhăn nhó của tôi, càng khiến tôi bực mình. Thế là bữa tối đó, tôi bỏ ra ngoài ăn, bỏ luôn lời mẹ lại phía sau, “thôi, mẹ không cười nữa, mẹ xin lỗi, nhưng mày bớt hấp tấp lại đi…”.
Theo dõi Phô mai Hun khói SOLSE trên mạng xã hội
*****
Nói như lời troll của cư dân mạng, thì… “sau đó, à không có sau đó nào nữa”, bởi lần đầu không mấy vui vẻ với SOLSE đã khiến tôi nhanh chóng quyết định không thử thêm sản phẩm này lần nào nữa.
Tôi tự cho là… bản thân mình không hợp, đơn giản vậy thôi.
Thế rồi cuộc sống cứ trôi, tôi vẫn cứ gặp những tình huống dở khóc dở cười vì tật hấp tấp của mình – dẫu là theo thời gian, tôi cũng biết rút kinh nghiệm và cải thiện dần.
Hôm đó, cơ quan tôi có nhân viên mới – là một bạn nữ rất trẻ, vừa ra trường và đã thi đỗ phỏng vấn với điểm số ấn tượng. Không chỉ trẻ, cô gái ấy còn… xinh – khiến cho những anh chàng “phòng không” chúng tôi xôn xao không ngớt.
“Em này chắc chắn chưa có người yêu, không thấy đeo nhẫn gì”.
“Trông tự tin, cá tính phết đấy”.
…
Mọi người cứ bàn ra, tán vào, trong khi em nhân viên mới tất bật chuẩn bị một bữa tiệc nguội nhẹ ở văn phòng, để chào ra mắt mọi người.
Vừa nhìn cô ấy, tôi đã thấy xao xuyến. Nhưng rất nhanh, tôi tự bật chế độ “giữ mình”, vì quá nhiều ánh mắt hấp háy quanh cô ấy, nên tôi nghĩ, mình quá vồn vã sẽ thành không hay. Thành ra tôi cứ ra cái vẻ xa cách.
Đến lúc vào tiệc, tôi đứng đúng chỗ có đĩa đồ ăn trông như đĩa mực, với các sợi li ti bông lên. Vậy là tiện tay, tôi nhúp một nhúm, cho vào miệng, rồi đệm ngụm bia, cùng mọi người chúc nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập… Ồ, lạ thật!
Cái món gì ngon thế nhỉ? Không phải là mực! Vị dai dai, béo ngậy, thơm và đậm đà. Có gì đó hơi quen nhưng mà tôi không nghĩ ra.
Đúng lúc đó, em nhân viên mới ra chỗ tôi, cụng ly. Thoáng chút bối rối, tôi không biết nên nói gì để “ghi điểm” trong lần đầu trò chuyện này. Nhất là trong cảnh bao nhiêu anh chàng khác cũng đều nhăm nhe “ghi điểm”…
“Em… em làm món này hay quá! Món gì thế? Lần đầu anh được ăn!”, tự nhiên, tôi buột miệng như thế, vì trong đầu lúng búng không nghĩ ra gì thêm.
“Ah, Phô mai Hun khói SOLSE, anh ạ. Mong anh giúp đỡ để em làm tốt công việc thời gian tới”.
Tự nhiên, tôi mắt chữ O, mồm chữ A. Hóa ra đó chính là Phô mai Hun khói SOLSE – loại phô mai “mặn” mà tôi từng vùng vằng với mẹ, từng cho rằng bản thân mình không hợp.
Sự ngạc nhiên khiến tôi “hấp tấp” mà buông ra một câu nói bâng quơ: “Ô, hay nhỉ! Em làm thế nào mà Phô mai Hun khói SOLSE ngon thế! Trong khi trước đây, mẹ anh làm thì anh toàn kêu mặn, không ăn được”.
Lúc này, sự ngạc nhiên của tôi đã… “lây” sang cô bé nhân viên mới. Đến lượt em mắt chữ O, mồm chữ A. Song rất nhanh, em lấy lại dáng vẻ tinh nghịch: “Em chỉ xé tơi thật nhỏ ra thôi mà! Nói thật đi, có phải anh cố tình khen em để động viên không?”.
…
Thế là dù chẳng chuẩn bị gì, cuộc trò chuyện ban đầu của tôi và em đã tạo ra ấn tượng đáng nhớ. Sau đó, dường như nhờ ấn tượng này mà em chủ động kết thân với tôi, có việc gì cũng hỏi, hết giờ lại hẹn đi chơi cùng nhau.
*****
Sau tất cả, nhìn lại, tôi mới thấy sự hấp tấp của bản thân đã suýt khiến tôi hiểu nhầm Phô mai Hun khói SOLSE.
Về sau, tôi mới biết cách ăn đúng là cần xé nhỏ, xé tơi sợi phô mai ra. Và sở dĩ SOLSE mặn là bởi làm theo công thức truyền thống của Nga – nhiều loại thực phẩm của Nga có vị mặn vì người Nga không dùng chất bảo quản. Họ coi muối như chất bảo quản tự nhiên. Nhiều thế hệ người Nga đã ăn, vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt với thói quen thực phẩm đó.
Dẫu vậy, tôi vẫn vui, vì đến giờ, kỷ niệm của tôi với SOLSE có vị rất… ngọt ngào. Nhờ loại phô mai này, tôi đã vượt qua nhiều “đối thủ” nặng ký để ghi điểm với cô bé nhân viên mới trước đây – mà bây giờ, cô ấy đang là… bà xã của tôi.
Cũng bởi cơ duyên như vậy, mỗi dịp ăn uống có chút men là vợ tôi lại làm một đĩa SOLSE thật to, để gần tôi, rồi hỏi với ánh mắt nghịch ngợm: “Có phải anh bảo, chỉ có em mới biết làm phô mai hun khói ngon, đúng không?”.
(Câu chuyện của anh Quốc Dân, 31 tuổi, sống tại Hà Nội)
Biên tập: Thảo An – Trung tâm Truyền thông, Tập đoàn Nguyễn Hồng
Post a Comments Cancel reply
Bài viết thú vị
-
Tháng 3 30
Sự hấp tấp đã suýt hại… SOLSE và tôi