Tôi chưa bao giờ là fan của phô mai. Với tôi, đó chỉ đơn giản là một thứ béo béo, dai dai, thường xuất hiện trong mấy chiếc burger hay pizza đầy công nghiệp, chẳng có chút chiều sâu hay cảm xúc nào để nhớ về. Nên nếu ai đó từng hỏi tôi có yêu thích phô mai không, tôi sẽ lắc đầu không chút đắn đo.
Thế mà đến một ngày, trong cơn mưa rả rích se se lạnh của tháng 10, tôi đã bị đánh bại hoàn toàn. Không chỉ về vị giác, mà còn là cảm xúc bởi thức quà “dai béo” đó.
Tôi đến thăm cô bạn thân đã quen hơn mười mấy năm của mình – người chưa bao giờ chịu từ bỏ việc “nhồi nhét” tôi thử những món ăn mới lạ.
Vừa bước qua cửa, một mùi hương lạ mà cuốn hút liền vây quanh cánh mũi tôi. Thoảng qua thôi, nhưng nó quen thuộc đến lạ. Không quá nồng, không quá gắt, mà thoang thoảng chút gì đó ấm áp như làn khói bếp trong ký ức tuổi thơ – nơi mẹ tôi nấu bữa tối trong những ngày đông rét mướt.
“Thử cái này đi!” – Cô ấy đặt trước mặt tôi một cuộn gì đó màu vàng nâu, đan lại như bím tóc. Cuộn đó nằm cạnh một “búi” sợi tước mảnh.
Tôi lắc đầu, nửa đùa nửa thật: “Ôi dào, mấy cái này ăn làm gì? Lại phô mai nữa à?”.
“Không như cậu nghĩ đâu! Đây là Phô mai Hun khói SOLSE đấy, hàng xịn của Việt Nam làm theo công thức Nga, khác hoàn toàn mấy kiểu công nghiệp kia lắm. Cứ thử đi!”, cô ấy cười, xé ra một sợi dài và đưa tôi.
Tôi cầm thử, kéo nhẹ. Sợi phô mai dai dai, không đứt ngay như tưởng tượng. Và rồi, khi cho vào miệng, mọi thứ dường như dừng lại. Một vị dai béo dịu dàng, mặn mà, hòa mùi sữa thơm nơi đầu lưỡi, quyện với mùi khói đặc trưng – mùi vị mà tôi chưa từng tìm thấy ở bất kỳ miếng phô mai nào trước đây.
Quả thật, tôi đã không thể kiềm lòng sau miếng phô mai ấy.. Tôi như thể được chạm vào cả một phần ký ức xa xăm – nơi mấy chị em tôi quây quần bên bếp củi, run run trong hơi lạnh, nhìn mẹ đảo nồi cơm, khói quấn vào tóc, vào áo, vào cả tiếng cười. Một khoảnh khắc bé xíu, giản đơn nhưng đủ khiến tim tôi chùng lại.
Tôi quay sang, ngạc nhiên hỏi bạn: “Sao phô mai này lại có mùi khói gần gũi thế nhỉ?”.
Cô ấy nhún vai cười: “Tại vì nó được hun thủ công bằng khói đấy, thứ khói như quê mình ấy”.
Nghe vậy, tôi càng tò mò hơn về món “phô mai lạ” này. Hóa ra SOLSE mang trong mình cả một hành trình thú vị, với chất liệu đặc biệt là… thời gian.
Thời gian ấy không chỉ nằm trong từng giờ hun phô mai, mà còn trong cả hành trình SOLSE kiên nhẫn “gieo” lại văn hóa thưởng thức chậm rãi giữa thị trường nhanh – gọn – tiện này. Tôi cảm nhận được họ không đi ồ ạt, không PR rầm rộ, mà chọn những người thật sự biết cảm nhận – như cách cô bạn ngồi kể cho tôi nghe về lần đầu cô ấy thử SOLSE, rồi cả ký ức về chuyến đi Nga mùa đông năm ấy.
Ở đó, cô ấy đã bước vào một xưởng làm phô mai đầy mùi thơm sữa, thấy những nghệ nhân già đan tay từng sợi phô mai, rồi để khói hun hàng giờ. Lúc ấy, cô nghĩ đến ông ngoại, người từng ngồi nhóm bếp lửa và kể chuyện cả buổi về thời chiến cho cô nghe.
Về đến Việt Nam, may mắn thay, cô gặp được Phô mai Hun khói SOLSE, với đủ đầy cảm nhận như phô mai dây hun khói bên Nga – từ kiểu dáng bím tóc xoắn dễ thương, mùi hương đặc trưng và vị ngon ấn tượng.
Ký ức – mỗi người một khác. Nhưng khi vị khói chạm vào mọi xúc giác, thứ hiện lên không chỉ là mùi, mà là cảm giác hoài niệm đã từng ngủ quên.
Tôi không nhớ chính xác lúc nào mình bắt đầu yêu phô mai. Chỉ nhớ rằng, có một lần – tôi đã nếm được vị của thời gian và ký ức khi chạm vào SOLSE. Và từ đó, tôi hiểu: Có những món ăn không chỉ để no, mà còn để nhớ.
(Câu chuyện được chia sẻ bởi chị Thu Phương)
Biên tập: Thảo Anh – Trung tâm Truyền thông, Tập đoàn Nguyễn Hồng