“Chàng rể SOLSE” đã thuyết phục bố vợ khó tính như thế nào?
(Câu chuyện Phô mai Hun khói SOLSE của anh Trần Văn Hoàng, 27 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội)
Lấy được vợ giống như việc bạn phải vượt qua một bài kiểm tra đặc biệt khó, và người ra đề không ai khác, chính là… bố của nửa kia.
Hè năm ấy, tôi lần đầu ra mắt gia đình My. Ngay từ lần đầu gặp mặt, chú Huy – bố nàng đã ném cho tôi một ánh nhìn không hề có mấy thiện cảm. Tiếp theo đó là một bài “phỏng vấn” không thể căng thẳng hơn.
– Cậu làm gì? Đang ở đâu?
– Gia đình thế nào? Bố mẹ cậu làm gì?
– Thu nhập cậu có ổn định không?
…
Ai lần đầu ra mắt nhà bạn gái mà gặp “bố vợ” khó tính thì sẽ hiểu ngay cảm giác này!
Tuy nhiên, là một chàng trai 27 tuổi với dày dặn kinh nghiệm từ trường đời, tôi cũng đã có thể thở phào trước “bài kiểm tra đầu vào” khắc nghiệt đó.
Vâng… đó chỉ là “bài kiểm tra đầu vào” mà thôi!
Sau đó là hàng loạt các bài “đánh giá năng lực”, từ thịt gà, thịt cá cho đến việc thách thức tửu lượng của tôi. Mặc dù đã vượt qua xuất sắc hết tất cả, tôi nhận ra, chú Huy vẫn chưa thực sự chấp nhận cậu con rể tương lai này.
Xem Phô mai Hun khói SOLSE trên Facebook!
Không thể khuất phục dễ dàng như vậy được, tôi quyết tìm hiểu sở thích, thói quen của “bố vợ”, chinh phục ông bằng sự chân thành và kiên định của mình.
“Tết này phải làm gì đó cho “ra trò” chứ nhỉ!“, tôi nghĩ.
Người ta bảo: “Con đường ngắn nhất đến trái tim là qua dạ dày”, tôi hỏi My xem bố thường hay ăn gì, có thứ gì đặc biệt thích không. Thông tin từ nàng đã mang đến cho tôi một sáng kiến “vĩ đại”.
Nàng kể, bố Huy thích nhất là lúc ngồi ôn lại kỷ niệm nước Nga, bàn luận chuyện thời sự, chính trị bên bàn trà hoặc bàn bia. Ngày trước, bố từng có một khoảng thời gian dài sống và làm việc tại Nga, ở đó ông đã có rất nhiều kỷ niệm khó quên mà đến giờ ông vẫn thi thoảng kể lại với gia đình.
Nắm bắt được chi tiết “key” ấy, tôi liền mua ngay 5 cuộn Phô mai Hun khói SOLSE – phô mai Việt chuẩn vị Nga và một thùng bia làm quà tặng “bố vợ” ngày Tết.
Khi nhận, chú khá bất ngờ, sau đó mời tôi ở lại ăn cơm cùng với chú – một chỉ dấu “dịu dàng” hơn hẳn những lần trước đây.
Ngồi vào bàn, thoạt đầu, hai chú cháu vẫn giữ khoảng cách, ánh mắt chú không giấu được vẻ dò xét tôi, cho đến khi tôi bóc gói phô mai, xé ra xếp đầy một đĩa, mời ông ăn thử…
Từng sợi phô mai dai mềm, mùi thơm hun khói nồng nàn, vị mặn ngọt hài hòa cùng cái bùi bùi, béo ngậy như kích thích mọi giác quan. Chú ăn một sợi, rồi lại ăn tiếp vài sợi nữa. Thế rồi, ông cũng phải thốt lên:
– Vị này giống loại phô mai hun khói chú hay ăn ở bên Nga lắm!
Cứ một nhúm sợi phô mai, lại một ngụm bia, lại một cái “cạch” của hai chú cháu. Sau mỗi lần “cạch”, cơ mặt chú Huy dãn ra một chút, nụ cười tươi thêm vài phần…
Khi đã ngà ngà, nhậu vào lời ra, ông bắt đầu tâm sự. Ông kể về những năm tháng làm việc vất vả ở Nga, sống xa gia đình để kiếm tiền lo cho vợ con. Ông nói về nỗi nhớ quê, nhớ gia đình da diết, những bữa ăn chỉ có bánh mì với phô mai hun khói mà ông không bao giờ quên.
– Chú đã làm việc ở Nga nhiều năm rồi. Nên khi về Việt Nam, chú muốn bù đắp nhiều hơn cho gia đình, dành nhiều thời gian cho mẹ nó và cái My. Chú có mỗi mình cô con gái rượu độc nhất này thôi mà nó lớn nhanh quá, chưa gì đã đến tuổi lấy chồng rồi!
Càng nhâm nhi, không khí càng trở nên thoải mái. Rồi ông nhìn tôi, giọng trầm ngâm:
– Cái My, nó là niềm tự hào lớn nhất của đời chú. Ngày con đến, chú đã biết sớm muộn gì nó cũng sẽ phải rời xa vòng tay cha mẹ để xây dựng gia đình riêng. Nhưng là một người cha, chú vẫn chưa bao giờ sẵn sàng cho điều đó. Với chú, My nó vẫn chỉ là đứa con gái bé nhỏ mà thôi!
Chú hơi xúc động, giọng run run. Rồi dường như để cố giấu đi khoảnh khắc xúc động ấy, chú đưa tay lên đĩa phô mai, vò nhè nhẹ. Từng sợi Phô mai Hun khói SOLSE xoăn lên, run theo nhịp ngón tay chú.
Quay sang My, tôi thấy nàng đang sụt sùi. Tôi kiên định, nói:
– Bố yên tâm! Con nhất định sẽ yêu thương và chăm sóc My như cách mà trước giờ bố đã luôn làm!
Tự nhiên nghe thấy anh chàng ngồi cạnh đổi cách xưng hô, gọi “bố” xưng “con” kiên định như thế, chú Huy trố mắt. Tay chú ngừng mân mê các sợi phô mai, quay ra cầm cốc bia, “cạch” đầy dứt khoát: “Nhất định phải thế, phải thế, con nhé!”.
Kể từ ngày ấy, tôi giữ thói quen mua Phô mai Hun khói SOLSE mỗi khi có dịp về nhà vợ tương lai. Hai bố con lại cùng nhau nhâm nhi bên cốc bia lạnh, bàn về đủ thứ chuyện đời. Bức tường ngăn cách giữa bố và tôi cũng dần được phá vỡ, ông không còn khắt khe như trước mà thay vào đó, dần coi tôi như một người con trong gia đình.
Thế rồi ngày này cũng tới, bố chủ động giục hai đứa sớm cưới đi, để ông còn bế cháu. Ông không chỉ chấp nhận tôi mà còn tự hào khoe khắp làng rằng, nhà có một cậu con rể tinh tế, hiểu chuyện. Thậm chí, ông còn gọi vui tôi là “chàng rể SOLSE”.
Cuối cùng, tôi đã thành công rước nàng về dinh, mang theo niềm vui của một gia đình trọn vẹn, nhờ phần “công lao” đáng kể của Phô mai Hun khói SOLSE. Phải chăng, tình thân đôi khi bắt đầu từ những điều giản dị như thế?
Chấp bút: TN – Trung tâm Truyền thông, Tập đoàn Nguyễn Hồng
Post a Comments Cancel reply
Bài viết thú vị
-
Tháng Một 14
Khi khoảng cách thế hệ đúng bằng một cuộn SOLSE!